Viết linh tinh
Nurture Your Children

TÀI LIỆU CHĂM CON

  • Mốc Meo

Giai đoạn sơ sinh -- 6 tuần đầu của con

"Birth involves a huge change for the baby. It's perfectly normal for an infant to startle and cry at any abrupt change (touch, noise, light -- in order) during her first weeks of life."

Vô cùng nhạy cảm!!! (remember: sensitivity & needs)

Con cần được chở che, ôm ấp và đáp ứng nhu cầu nhiều nhất có thể để con có được cảm giác an toàn khi con vừa lọt lòng mẹ. Điều này cực kì quan trọng vì cảm giác kết nối và an toàn này sẽ là nền tảng để con tự tin khám phá thế giới và học những kĩ năng mới suốt chặng đường về sau. Quan trọng như thế nhưng mẹ đừng lo, cứ tự tin mà nuôi con của mẹ, rồi từ từ học từng ngày mẹ nhé!

[Những ngày ở viện:] cho con bú sớm nhất và bất cứ lúc nào con muốn để sữa về, không cần tuân theo 1 giờ giấc nào cũng được. Con có thể ngủ trong lúc bú, cũng không sao hết. Ưu tiên những ngày này là con được ăn và ợ tốt. Tập cho con bú đúng khớp ngậm, dùng phản xạ bú mút của con, chờ con há miệng mới đưa ti vào miệng con. Ngồi ở tư thế dễ chịu, có thể dùng 1 chiếc gối ở dưới để hỗ trợ. Kiểm tra cơ thể con nằm trên 1 đường thẳng, con không bị nghiêng đầu khi bú mẹ.

Mẹ tranh thủ hỏi bác sĩ về cách chăm vết thương của mẹ, về những vấn đề mẹ thường gặp của mẹ sau sinh

[Khi về nhà:]

Tất cả mọi động tác cần được làm CHẬM (thật chậm) và NHẸ NHÀNG, ko vội vàng, căng thẳng (em bé cảm nhận được). Nhìn vào mắt con và thông báo cho con trước việc mình sẽ làm gì cho con (đừng tưởng con ko hiểu). Nhìn con khi làm (nhất là khi con bú, rất cần mẹ nhìn con). 3 giác quan cần được chú ý của con lúc này là: xúc chạm, nhìn và nghe.

Môi trường sơ sinh: đơn giản, dễ chịu, ko kích thích quá mức đến các giác quan của con và đủ để nhắc nhở bố mẹ chậm lại, tận hưởng từng lúc chăm em.

  • Những ngày đầu tiên: giữ phòng ấm, ít sáng -- dimly lit room (giống

    bụng mẹ).

  • Giữ mọi thứ ở mức đơn giản, ít người, ko có tiếng ồn (thời gian này

    chưa cần giới thiệu con với gia đình lớn)

  • Tập cố định chỗ ăn ngủ, thay quần áo của con sớm nhất có thể để con

    có cảm giác an toàn, ổn định.

* Nhớ giữ ấm cho con (nhất là đầu con), cho con được nằm cạnh mẹ**, có hơi ấm từ mẹ** nhiều nhất có thể, kiểm tra con đủ ấm không bằng cách sờ bàn tay chân con có ấm không. Nhưng cũng ko được để con bị nóng.

[Nếp sinh hoạt cho con:] *Mỗi em bé có nhịp điệu sinh hoạt của riêng mình, bố mẹ tập lắng nghe nhịp điệu của em (có thể cần 1 vài ngày để em tự thiết lập nhịp điệu của mình). Tuy nhiên, hầu hết các em bé được ăn no đều theo trình tự: ngủ, thức dậy, ăn, chơi và ngủ lại.*

ĂN:

Tập cho con bú no, nếu con mới bú mà ngưng hoặc ngủ thì nhớ áp dụng phản xạ gốc để con được được bú no. Không cho con vừa ăn vừa ngủ sẽ làm con bú không được no => nếp sinh hoạt tiếp theo bị lẫn lộn và thói quen ăn vặt.

Những cách thoa khác có thể áp dụng để thức con dậy ăn: Dùng ngón tay cái nhẹ nhàng xoa tròn lòng bàn tay, xoa lưng hoặc dưới cánh tay bé, hoặc để các ngón tay lướt dọc sống lưng con (tuyệt đối không cù chân con hoặc đắp khăn mát cho con tỉnh)

[Chú ý:] Thường thì trong 10 phút đầu oxytocin trong sữa mẹ sẽ khiến con buồn ngủ, nhưng đừng nhầm, dùng phản xạ gốc để con bú tiếp để lấy sữa béo đoạn sau cho con được no -- thường con sẽ bú 15-20m mỗi bên ngực. Kèm thời gian vỗ ợ giữa bữa, thời gian ăn của con khi sơ sinh có thể kéo dài tầm 30-40m. Con được bú no thì ăn xong, thấy con thoải mái và con ngủ được tầm khoảng 2h con mới dậy đòi bú lại, con đi tè 6-9 bỉm/24 giờ

[Tham khảo thời gian và cách cho bú:]

  • Bắt đầu tập quan sát dấu hiệu con muốn ăn: há miệng, khóc ré, thở

    nhanh hơn, căng miệng và người,...

  • Trong lúc cho con bú: có thể nói chuyện nhẹ nhàng ngọt ngào với con

    (khuyến khích con bú chẳng hạn)

HOẠT ĐỘNG: Giai đoạn này chưa cần nhiều hoạt động vì con cần được ôm ấp, che chở thôi.

  • Hoạt động chủ yếu của con là vỗ ợ, thay tã, ôm ấp ^^. **Nhớ vỗ ợ

    cho đúng cách!** (Riêng khi ăn đêm, con vừa ăn vừa ngủ nên nếu con không quấy khóc nhiều thì ko cần vỗ ợ). Nếu con không thoải mái khi bị đặt xuống thì cứ ôm con cho con được an toàn. Sau đó có thể thử đặt con xuống, đặt nhẹ 1 tay lên người con, nhìn vào mắt con, nói vài từ êm dịu hoặc hát cho con nghe (hát những bài hát quen thuộc con nghe trong bụng mẹ),

  • Nói chuyện với con hoặc tummy time (đặt con nằm sấp trên ngực bố mẹ)

  • Có thể bắt đầu đọc sách cùng con nếu được

NGỦ:

Phần lớn thời gian của em bé sơ sinh là để ngủ (15-18h/ngày hoặc hơn), con trưởng thành về trí não và thể chất trong lúc ngủ, thậm chí còn quan trọng hơn cả ăn (nhưng ăn no thì mới ngủ ngon được :v). Bố mẹ cần hỗ trợ con:

Thời gian đầu:

  • Chỉ cần quan sát em bé của mình: con có dễ đi vào giấc ngủ không,

    con ngủ trong bao lâu, cách con thức giấc, tận hưởng việc nhìn con ngủ ^^,...

  • Tạo môi trường yên tĩnh, ấm áp, dễ chịu cho con ngủ

  • Ở bên khi con thức giấc, tìm hiểu lí do

Sau đó: Rèn nếp ngủ cho con, vẫn giữ nguyên tắc quan sát nhịp điệu của con để hỗ trợ con:

  • Dấu hiệu con buồn ngủ (sau khi ăn no, ợ hơi và chơi 1 lúc): con mệt

    và bắt đầu dụi mắt, tay chân ngọ quậy không yên, ngáp,...

  • Thực hiện trình tự ngủ nhất quán: Nói với con bố mẹ biết con mệt

    rồi, giờ mình chuẩn bị để đi ngủ thôi -> chờ 1 chút để xem phản hồi của con -> thay tả nếu cần**, quấn con đúng cách** -> nâng con lên nhẹ nhàng, vỗ về và hát ru con (lớn hơn có thể bắt đầu thói quen đọc sách trước khi ngủ) hoặc chỉ con ôm con bất động vài phút -> đưa con vào giường, đặt con xuống khi con còn đang thức -> Kéo rèm, tắt đèn -> Ngồi chờ con ngủ, tiếp tục hát ru và vỗ về lưng con nếu cần (tức là nếu con quấy, ngưng vỗ khi con ngừng quấy để con tự dỗ được mình vào giấc ngủ)

  • Giúp con phân biệt giấc ngày và đêm: bằng ánh sáng và hoạt động (ban

    đêm tuyệt đối tối và yên tĩnh). Các giấc ngày không quá 2h và thời gian thức giữa các giấc ít nhất 45ph.

Cho con bắt đầu giấc đêm sớm (trình tự ngủ thêm các bước: tắm mát, tắt đèn,...) để con được ngủ một giấc dài (bé sơ sinh 7h tối là bắt đầu ngủ được rồi). Thời gian ngủ của con: tham khảo sách Nghệ thuật chăm con/trang 253

Cho con ăn no để con không bị đói khi ngủ:

  • Ăn nhiều lần trước khi đi ngủ: cho con bú cứ 2 tiếng 1 lần, nhiều lần trước giờ ngủ

  • Ăn trong mơ: sau khi con ngủ được tầm 3-4 tiếng, cho con bú mà không thức con dậy, cũng không cần vỗ ợ, chỉ thay bỉm nếu cần.

  • Trong khi con ngủ, để cho con được yên tĩnh. Bố mẹ có thể tận dụng

    thời gian nghỉ ngơi, làm việc nhà và việc nhật kí hoặc những quan sát được về bé con.

Con thức giấc giữa đêm để ăn: bật đèn ngủ (màu đỏ) nếu cần, mẹ cho con ăn, con có thể vừa ăn vừa ngủ. Nếu con không quấy khóc nhiều thì không cần vỗ ợ.

  • Không tỏ ra phấn khích hay vui vẻ với con khi con thức giữa đêm, chỉ

    cần ân cần, chú tâm quan sát, chăm con là được.

Lưu ý: chu trình giấc ngủ của 1 em bé (giống người lớn) kéo dài khoảng 45 phút, bao gồm: ngủ sâu, ngủ nông kèm mơ (REM), thức, ngủ lại. Nên nếu có thấy con mở mắt hay ọ ọe thì cũng đừng tưởng con dậy rồi nói chuyện hay dỗ mà vô tình đánh thức con luôn, để yên cho con được chuyển qua chu trình ngủ mới 1 cách tự nhiên.

"Một đứa trẻ mà bố mẹ liên tiếp giúp đỡ, làm thay con sẽ bắt đầu nghi ngờ khả năng của mình, không phát triển được sức mạnh, sự tự tin và các kĩ năng con cần để khám phá thế giới hay cảm thấy thoải mái trong thế giới đó."

TẮM: Thời gian đầu đặt dịch vụ bệnh viện đến tắm cho con, bố mẹ quan sát kĩ rồi tự tắm cho con sớm nhất có thể, để có thể tương tác được với con.

Trình tự lúc tắm nhất quán.

THAY TÃ:

Chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng trước khi thay:

Luôn thông báo và nói chuyện với con trước và trong quá trình thay tã (vì thay tã không phải là hoạt động dễ chịu cho trẻ, bố mẹ nhớ tôn trọng em từ những việc như thế này): "Chúng ta cùng thay tã nhé!" "Nào, cởi quần ra nào, xong rồi...bây giờ mẹ sẽ nhấc chân con lên nhé, được rồi...Tháo bỉm dơ ra nào..Mẹ lau nốt cho sạch nhé!"

Giữ 1 trình tự các bước nhất quán

MÁT XA CHO CON:

Thời gian đầu đặt dịch vụ bệnh viện đến massage cho con, bố mẹ quan sát kĩ rồi tự massage cho con, để có thể tương tác được với con.

Quy trình tham khảo: sách nghệ thuật nuôi con.trang 221

Đối với mỗi đứa trẻ mới sinh, mỗi ngày đều là một điều kì diệu! Bố mẹ nhớ nhé!

Giai đoạn phát triển tiếp theo:

Lời nhắc bố mẹ: Hết 2-3 tuần trăng mật đầu, con sẽ bắt đầu khóc, khóc rất nhiều, và điều đó là hoàn toàn bình thường, vì khóc là cách con giao tiếp với thế giới, đừng sợ tiếng khóc của con. dưới đây là những gợi ý cho mẹ để không bị stress với tiếng khóc của con:

=> S.L.O.W! chậm lại bình tĩnh lắng nghe tiếng khóc của con, và học cách đoán xem con đang cần gì (nhớ lại con đang ở mốc nào trong lịch sinh hoạt: tả ướt, đói, buồn ngủ, quá nóng, quá lạnh hay bị chán, nhớ mẹ). (Tham khảo: bảng ngôn ngữ cơ thể của trẻ)

Nếu vẫn không biết thì nhẹ nhàng ôm con vỗ vỗ với thần chú "Yêu thương ơi, có mẹ ở đây rồi!" là đủ rồi, bình tĩnh vỗ về con trước khi biết làm gì tiếp theo

  • Nếu con cứ khóc, khóc oang oang khó chịu thì mẹ nhớ nhắc mình "*con

    mình bé mà, con khóc thế này mới là bình thường nhé! Nhưng rồi con sẽ lớn nhanh thôi, 1,2 tháng nữa có muốn nghe con khóc thế này cũng chẳng được nữa. Con lớn nhanh lắmmm, enjoy đi!"*

  • Với không cần đặt áp lực lên vai mình phải làm mẹ hoàn hảo đâu, hạ

    thấp kì vọng của mình xuống, luyện nghe con khóc tí cũng được 😊

  • Con từ 6 tuần -- 3 tháng:

Nếp sinh hoạt: ~ EASY 3h15-3h30 (tham khảo lịch trang 36/cẩm nang chăm sóc bé sơ sinh), tiếp tục ghi nhật kí theo dõi nhịp điệu của con.

Thời gian này con có thể đã tập được thói quen ăn ngủ nhất quán. Tuy nhiên từ thời điểm này trở đi, con sẽ trải qua các bước phát triển nhảy vọt, trong thời gian đó con có thể quấy hơn ngày thường (xem bảng các mốc nhảy vọt)

Hoạt động cho con: ngoài vỗ ợ và thay tã

NGÔN NGỮ:

Nói chuyện với con: Bé con đặc biệt thích giọng bố mẹ, nói chuyện về từng hành động của mình với con, nhìn con khi nói, chờ 1 chút cho con tiếp nhận, quan sát con phản hồi (tarry time), nói lại với con những gì mình đoán con đang phản ứng. Con chưa hiểu nhưng con chắc chắn cảm nhận được tình cảm và háo hức đến khi con nói được.

  • Chỉ và gọi tên đồ vật xung quanh (again, con chưa hiểu nhưng não con

    bắt đầu hình thành những kết nối về ngôn ngữ). Bế con đi quanh phòng hoặc nhìn ra ngoài cửa sổ rồi nói chuyện về thế giới xung quanh như thể con hiểu được.

  • Đọc sách cùng con: Bắt đầu bằng các sách trắng đen, sau đó thử sách

    có những màu tương phản

  • Giai đoạn này không quan trọng nội dung mà quan trọng g**iọng điệu

    và sự kết nối với con.**

Mở nhạc hoặc hát những bài hát quen thuộc cho con nghe

  • Cho con nghe cuộc hội thoại thường ngày giữa bố mẹ

  • VẬN ĐỘNG:

Tummy time với con

  • Khi sẵn sàng, cho con ra nằm trên đệm chơi để con được thoải mái tự

    do vận động. Từ tháng thứ 2 trở đi, con có thể dành phần lớn thời gian thức của mình để chơi trên thảm:

    • Luyện kĩ năng cầm nắm của con: Đưa ngón tay vào trong lòng bàn

      tay con để con dùng ngón tay nắm lại. Hoặc cho con chơi a small, light rattle

  • Đồ chơi chuyển động (hoạt động chính cho con trong giai đoạn này). Hoạt động này:

----Hỗ trợ kĩ năng nhìn của con: Con bắt đầu khám phá thế giới bằng mắt từ khi mới sinh, kĩ năng này dần phát triển, nhất là khi có sự hỗ trợ từ môi trường. Dùng đồ chơi chuyển động giúp con có thể tập trung nhìn được vào vật và nhìn theo vật khi vật di chuyển.

----Hỗ trợ các vận động thô và tinh của con: Trong giai đoạn này con học cách điều khiển cổ và cánh tay. Nhìn theo đồ chơi di động, lúc đầu bằng mắt, sau đó bằng cả đầu rồi cả người, con cuối cùng có thể với lấy đồ vật. Đều đặn và lâu dài, hoạt động này giúp các cơ của con phát triển và được điều khiển tốt.

----Hỗ trợ kĩ năng định hướng và thích nghi của con: Đồ chơi chuyển động dần quen thuộc với con, khi nào có cảm giác con chán bố mẹ có thể thay món mới (tốt nhất là nên thay khi con nhìn thấy, nói với con đồ chơi sẽ được thay)

----Cảm thụ cái đẹp: con thấm hút mọi thứ từ bên ngoài, đồ chơi đẹp, do mẹ tự làm sẽ cho được cảm thụ về cái đẹp hihi

Các loại đồ chơi chuyển động mẹ làm cho con:

  • Munari mobile: đồ chơi trắng đen được giới thiệu đầu tiên cho con

  • Octahedron mobile: đồ chơi 3 màu được giới thiệu tiếp theo

  • Gobbi moble: bóng nhiều cấp độ màu (cuối tháng thứ 2 có thể giới thiệu cho con)

  • Stylized dancers mobile:

L[ưu ý khi con chơi với đồ chơi chuyển động:]

[Đ]ồ chơi treo cách con tầm 20-30cm trên thảm chơi, không phải trong phòng ngủ.

  • Quan sát phản ứng của con, nếu thấy con tập trung thích thú thì

    tuyệt đối không trò chuyện, làm gián đoạn con (để con được luyện tập sự tập trung, không phải lúc nào cũng cần nói chuyện, entertain con) Nếu con không thích thì thử đặt đồ chơi ở 1 vị trí khác, hoặc cất đi ngày khác thử lại.

  • Khi con có dấu hiệu buồn ngủ thì ngừng chơi, chỉ chơi khi tỉnh táo,

    không đói, không buồn ngủ

  • Sau 2, 3 tuần hoặc khi nào thấy con có dấu hiệu chán thì thử thay

    loại đồ chơi

  • Những bức tranh đẹp, cây cối ngoài ban công cũng có thể làm đồ chơi

    chuyển động của con ^^

  • CÁC GỢI Ý QUAN SÁT CON TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN: Sách baby montessori

    (chương 6)

Con từ 3 tháng -- 6 tháng:

Con đã quen với nếp ăn ngủ, có thể giãn cữ cho con. Lưu ý mỗi lần ti tầm tuổi này chỉ kéo dài khoảng 20ph, vì giờ con đã có thể mút mạnh.

Nếp sinh hoạt: ~ EASY 4h

Khi con khó vào giấc ngày hoặc đêm hơn thì quan sát có thể con đang trải qua WW hoặc con cần điều chỉnh kéo dài lịch sinh hoạt của con, tăng thời gian thức.

Ăn: Con cũng có thể gặp tình trạng thấy việc ăn nhàm chán và hứng thú với thế giới xung quanh hơn, ưa vận động, nhìn ngó hơn. Mẹ nên cho con bú ở chỗ ít kích thích con hoặc cứ kệ con thôi!

Từ tháng 6, bắt đầu quan sát các dấu hiệu con sẵn sàng ăn dặm và chuẩn bị.

Hoạt động cho con:

NGÔN NGỮ:

Giai đoạn này con đã bắt đầu hóng chuyện (nhìn chằm chằm vào mặt, nhất là miệng của người nói như thể đang khám phá cách di chuyển môi lưỡi làm sao để nói được). Do đó, bố mẹ nên nói chuyện với trẻ chậm, rõ và ở ngang tầm để trẻ nhìn được mặt của bố mẹ.

  • Mỗi lần nói chuyện với con, nhớ là dừng lại chờ con, cho con cơ hội phản hồi (giống như đang hội thoại với con chứ ko phải monologue, điều này cho con cảm giác được lắng nghe ngay từ nhỏ). Mỗi lần thấy con phản hồi (bằng cử chỉ hoặc thậm chí tuổi này đã có thể nói bằng nguyên âm) bố mẹ nhớ hưởng ứng, cười hoặc lặp lại tiếng con hoặc thử giải thích điều con muốn nói.

  • Khoảng 4,5 tháng, nếu con được tự do nói chuyện trước đó, con sẽ bắt đầu có dấu hiệu của việc luyện thanh như hét lớn để kiểm tra giới hạn giọng của mình 😊)). Điều này sẽ nhanh chóng qua khi con khám phá xong, bố mẹ đừng phiền :d. Hưởng ứng con thì đến 5,6 tháng là con đã có thể nói được 1 số phụ âm "mama","nana"."papa"."dada" rồi.

  • Con cũng có thể thổi phì phì, làm mưa, phát ra những tiếng buồn cười -- đây chính là cách con học để điều khiển giọng và âm của mình, bố mẹ hưởng ứng, ủng hộ con như cơ hội kết nối

  • Tiếp túc nói chuyện, hát và đọc sách cho con. Con đã bắt đầu tỏ vẻ hứng thú với 1 vài trang sách, thậm chí bắt chước khuôn mặt trong sách. Nếu con bắt đầu thích gặm thì cho con sách vải hoặc bồi cứng. Con tầm này thường thích sách co khuôn mặt, người và vật thật, thử giới thiệu các cuốn trong tủ này cho con:

  • Chuyện nhỏ chuyện to thủ thỉ rù rì

  • Ngày nào em bé cỏn con

    Tít tắp mãi tận trên cao

    Mệt rũ mà vẫn chưa muốn ngủ

    Bert oách xà lách

    VẬN ĐỘNG:

0-3 tháng, các hoạt động của con chủ yếu tập trung vào nghe và nhìn. Từ tháng 3 trở đi, bố mẹ có thể bắt đầu thêm hoạt động hỗ trợ khả năng cầm nắm và xúc chạm của con. Nay con bắt đầu phát triển song song vận động tinh và vận động thô.

Vậ[n động tinh: B]àn tay con giai đoạn này bắt đầu hoạt động mạnh, con sẽ nhìn vào đôi tay mình lâu hơn (mắt của con cũng nhìn tốt hơn). Con cũng dần điều khiển được phần thân trên và cánh tay của mình. Và con bắt đầu với đến, đụng và cầm các đồ chơi chuyển động 😊 => Bố mẹ có thể thay đồ chơi chuyện động bằng đồ chơi xúc chạm (tactile mobiles)

Lưu ý chọn đồ chơi xúc chạm:

--- Không quá to, có phần con cầm được, nhớ là con có thể bỏ vô mồm được.

---Chất liệu bằng vải, len, gỗ, bạc (lục lạc, bóng vải, bóng len, vòng cầm, chuông bạc,...)

--- Có thể dùng lục lạc gỗ hoặc chuông nhỏ để phát ra âm thanh tự nhiên cho con cảm nhận được nỗ lực của con có kết quả (tay mình đụng vào là có tiếng kêu, mình sẽ thử tiếp 1 lần nữa ^^)

---Đồ chơi được treo giống như đồ chơi chuyển động, cả lục lạc và chuông cũng treo. Nhớ treo cho chắc chắn kẻo con giật mạnh làm rơi lên người con. Nên dùng loại dây co dãn được để con có thể kéo bỏ vô miệng được.

---Nhớ thay đổi đồ chơi, có thể tăng cấp độ khó khi con bắt đầu chán

Vận [động thô:]

[Để] con nằm chơi vận động tự do trên thảm, hạn chế bế nếu con nằm chơi vui được.

  • Có thể đặt 1 cái gương cạnh con để con nhìn được chuyển động tay chân của mình

  • Tiếp tục tummy time với con: lúc này cũng có thể cho con ngắm trong gương hoặc cho con nhìn đồ chơi chuyển động, giúp con có thêm 1 góc nhìn đồ chơi mới.

  • Con có thể bắt đầu vận động cả chân, có thể treo đồ chơi mềm ở dưới chỗ chân con cho con tập đá

  • Khi con lớn hơn 1 chút, có thể hỗ trợ các kĩ năng di chuyển của con (lật, trườn) bằng cách cho con nhìn kệ đồ chơi gần với thảm vận động, hoặc đặt món đồ chơi con yêu thích ở cách xa con 1 chút và quan sát con.

  • Khi con đã trườn hoặc lật được, tận dụng bóng tròn hoặc đồ chơi lăn được.

  • Lưu ý: Những việc này tuy nhìn thấy nhỏ, nhưng khi con làm được, mình nhìn được nỗ lực của con, đó chính là cách bên trong con nuôi dưỡng được sự tự tin và sự kiên trì cho cả cuộc đời dài phía trước.

Con từ 6 tháng -- 9 tháng:

Nếp sinh hoạt: ~ EASY h

Ăn: 6 tháng tập dần cho con uống cốc nhựa, có thể kèm ống hút (Tập hàng ngày liên tục trong 3 tuần-1 tháng: đặt con ngồi yên trong lòng, quay mặt ra ngoài, hướng dẫn con cách cầm uống- làm 1 cách nhẹ nhàng, khi tâm trạng con tốt). Nước cho vào cốc: ko quá 30ml,

Cân nhắc bỏ dreamfeed khi thấy con sẵn sàng ăn dặm.

Ăn dặm theo BLW -- tham khảo sách "Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy" và "Ăn dặm không phải là cuộc chiến" để biết: các dấu hiệu con sẵn sàng cho hành trình ăn dặm, các nguyên tắc và lộ trình gợi ý cho con ăn dặm.

Thực đơn 12 tuần đầu tiên: tham khảo sách nghệ thuật chăm con/trang 179

Dấu hiệu con sẵn sàng ăn dặm:

Hoạt động cho con:

NGÔN NGỮ: Tầm cuối mốc 6 tháng, con đã bắt đầu hiệu và phản hồi lại những động tác cơ bản như "Clap your hands", "Open your mouth" or "Say bye-bye". Con có thể thuộc được tên từng thành viên trong nhà "Mummy,daddy". Con cũng có thể hiểu được những tông giọng khác nhau.

Tầm 7 tháng con có thể bập bẹ, bắt chước âm của tiếng mẹ đẻ (và cả tiếng Anh nếu giai đoạn trước bố mẹ có tích cực nói với con)

Tầm 8 tháng (hoặc sớm hơn) con bắt đầu có khả năng hiểu về sự tồn tại của 1 vật dù cho con không nhìn thấy, nên có thể chơi trò PEEKABOO với con, con sẽ rất thích.

Hỗ trợ con:

Tiếp tục nói chuyện với con: Chú trọng gọi tên chính xác của đồ vật, nhất là những đồ vật con tập trung nhìn, ví dụ "đây là cái muỗng, cái muỗng, cái muỗng. Con có muốn cầm cái muỗng không?"

  • Tích cực hát cho con nghe để con được nghe nhiều tông, tốc độ và âm lượng. Có thể chơi nhạc cụ cho con nghe nữa.

  • Tiếp tục cho con được nghe những cuộc trò chuyện của bố mẹ, cho con 1 môi trường giàu ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ yêu thương.

  • Tiếp tục đọc sách cùng con, cho con sách bồi cứng và sách vải. Rèn thói quen đọc sách mỗi tối cho con, thêm các hoạt động tương tác lúc đọc để kết nối với con và giúp con kết nối với tình yêu sách. Dùng sách ehon, bộ thỏ con tương tác,...

  • Chơi các trò chơi với con: vỗ tay hoặc rung lục lạc ở 1 góc phòng và nhìn con tìm âm thanh và bò tới,..

  • VẬN ĐỘNG: Giai đoạn này, myelination đã xuống tới phần thân dưới, đùi, chân và cả các ngón tay. Tiếp tục hỗ trợ con bằng cách cho con được chơi tự do ^^

Vận động thô:

Giai đoạn này con bắt đậu trườn và dần dần chuyển sang bò. Đây là lúc bố mẹ cần "babybroof" nhà mình để con được tự do di chuyển quanh nhà.

Cho con 1 giỏ bóng nhiều loại để chơi, cho con bò quanh nhà để theo bóng.

Bắt đầu dùng những đồ vật kích cỡ của con như: ghế, kệ sách,...để con có động lực vịn và bò tới hoặc thậm chí tập ngồi.

Không tự ý đặt con ở vị trí ngồi vì nghĩ con làm được rồi, hãy để tự con. Con có thể trườn, bò trước khi ngồi. Khi bố mẹ tự đặt con ở vị trí ngồi, dù cho đầu con không bị quẹo thì nó vẫn yếu (để con tự làm khi con sẵn sàng thì đầu con sẽ chắc chắn hơn nhiều), và nhất là con mất đi 1 cơ hội để học cách tự làm và nhận thành quả.

Vận động tinh:

Cử động tay của con bây giờ đã khéo hơn. Tầm 7 tháng, con đã có thể dùng bàn tay và ngón cái của mình xịn. Con bắt đầu có thể dùng cả 2 tay để cầm vật hoặc chuyển đồ vật từ tay này qua tay kia.

Tiếp tục dùng các đồ chơi cũ: lục lạc, bóng,.. thêm đồ dùng trong nhà cũng có thể dùng làm đồ chơi cho con, ví dụ: chai nước không, muỗng, ly nhựa,...

Khi con bắt đầu ngồi, có thể chơi trò: treasure basket với con. Cho con 1 giỏ đồ gồm các vật khác nhau (khoảng 3-6 món), thường thuộc cùng 1 loại, ví dụ:

Nhóm đồ làm bếp: muỗng, vá, li, rổ rá,...

  • Nhóm đồ nhà tắm: bàn chải, lược, khăn mặt,...

  • Nhóm đồ bằng vải: bóng, vải đủ loại của mẹ,...

  • Nhóm đồ bằng gỗ: tận dụng đồ chơi hồi còn bé

  • Có thể dùng cả những món đồ chơi chuyển động khi con còn nhỏ

Cho con tự ngồi ngắm và chọn đồ vật để bốc lên chơi. Từng đồ vật với những chất liệu và kích cỡ khác nhau mà con khám phá là cơ hội để con sử dụng và phát triển vận động tinh của mình.

Chỉ cần con đã được an toàn, hãy để con tự do chơi, không nên can thiệp! Cứ tận hưởng ngồi quan sát con học và lớn lên thôi! ^^

Con từ 9 tháng -- 12 tháng:

Hoạt động cho con:

NGÔN NGỮ: Đến 9 tháng, con đã có thể hiểu được nhiều từ dù cho con chưa nói được. Con sẽ bập bẹ nhiều và cố gắng giao tiếp bằng cử chỉ thay vì chỉ khóc. Con đã có thể chỉ vào các bộ phận trên cơ thể mình.

Cách hỗ trợ con:

  • Tiếp tục nói chuyện, hát và đọc sách và chơi cùng con. Nhớ sử dụng từ ngữ rõ ràng và cụ thể.

  • Tầm này con bắt đầu chộp lấy mọi thứ, và thử mọi hành động để học về nguyên nhân, hệ quả của hành động => Nhớ ngôn ngữ tích cực dùng với con = nói với con điều cần làm thay vì cấm điều không được làm. Ví dụ: con nếm đồ ăn, thay vì nói "Không!", nói với con "Đồ ăn ở trên dĩa là để ăn con nhé!", con vẫn cứ nếm thì nói tiếp "mẹ thấy con ăn xong rồi, mẹ dọn dĩa nhé".

Vẫn nói "không!" nhưng ít thôi ^^

VẬN ĐỘNG

Mốc 9 tháng là cột mốc quan trọng của con, trong 1 môi trường mà con được hỗ trợ trước giờ, con đã bắt đầu hình thành được niềm tin vào môi trường sống và vào chính bản thân con. Biểu hiện là con tự tin vào khả năng mình có thể làm được: di chuyển được, giao tiếp được, và một vài sự tự lập khác như tự ăn, tự chơi với mình,...Để ý kĩ, con còn có thể tự đặt mục tiêu nhỏ cho mình và cố gắng hoàn thành, tìm cách tự giải quyết vài vấn đề nhỏ của mình, và trên hết, con bắt đầu xây dựng và thể hiện cá tính của mình.

Bố mẹ tiếp tục hỗ trợ con bằng cách:

Vận động thô:

Từ 9 tháng, con bắt đầu bò. Sau vài tuần cố gắng vịn vào đồ đạc để đứng lên, con có thể tự đứng mà không cần hỗ trợ - khi thấy con làm vậy, hãy để tự con, đừng lại giúp! Nếu sợ con ngã ra sau quá thì để đệm hay gì ở phía sau thôi. Nhưng thường thì nếu con có ngã, mà mình không phản ứng shock quá con sẽ trở lại chơi như thường (điều thú vị là: nếu bị ngã tầm 2,3 lần, con sẽ tự học làm sao để nâng đầu mình lúc ngã -- 1 kĩ năng cần thiết cho con khi con lớn hơn)

Những đồ vật hỗ trợ con:

bàn ghế, kệ thấp (như hồi 6-9 tháng), kệ để bóng (ball tracker, nếu có),

  • rổ bóng mềm để con có thể ném chơi, bò đuổi theo bóng

  • Tầm này con cũng bắt đầu thích leo cầu thang, cho con cơ hội được leo lên có sự giám sát, còn khi leo xuống sẽ khó hơn, để từ từ.

Tầm 12 tháng, con có thể bắt đầu tập đi (có thể sớm hoặc muộn hơn, không quan trọng, cứ để tự con). Tự đi được là một cột mốc lớn của cuộc đời con, điều bố mẹ có thể làm cho con là chuẩn bị 1 môi trường an toàn, loại bỏ chướng ngại để con tự hoàn thiện kĩ năng của mình, không dắt con đi trước khi con sẵn sàng.

Nếu con thích, có thể đưa 1 ngón tay ra cầm tay con rồi đi cùng con (ko phải cầm cả 2 tay và dẫn con đi)

Vận động tinh:

Những ngón tay con đã có thể phối hợp linh hoạt, sự phối hợp của bàn tay và mắt cũng thế.

Con có thể đi tìm đồ vật bị giấu đi và bắt đầu khám phá về nguyên nhân, kết quả.

Cách hỗ trợ con:

Tiếp tục cho con được chơi nhiều loại đồ chơi: bóng (nhất là rổ nhiều loại bóng), đồ chơi từ nhỏ đến giờ, và cả các đồ vật trong nhà: muỗng, vá, ly nhựa,...gì cũng có thể làm đồ chơi, cả đồ chơi tự chế từ bìa cạc tông, lõi giấy vệ sinh,... Có thể bắt đầu cho con chơi đất nặn (tốt cho đôi tay con) nhưng nếu con liên tục ăn (sau khi đã hướng dẫn con cách chơi với đất nặn) thì cất đi, để sau hẳn cho con chơi.

  • Lấy 1 cái thùng, khoét 1 cái lỗ ở trên để làm thùng bí mật, cho con

    bỏ đồ chơi vào.

  • Thả cho bóng lăn (làm 1 cái khay hay 1 cái ống để thả bóng, cho bóng

    rơi vào cái giỏ hay chỗ để đựng ở cuối đường lăn)

  • Con sẽ thích các loại đồ chơi khác kiểu: lắp các mảnh chồng lên nhau

    theo 1 trục, đóng mở ngăn kéo,...

  • Việc bốc thức ăn cũng là cách để con phát triển vận động tinh của

    đôi tay

  • 1 điều cần nhớ: con học thông qua việc lặp đi lặp lại những hành

    động của mình.

*Kh[i con ngã: Nh]ớ 1 điều là phản ứng của mình với việc con bị ngã sẽ tạo ấn tượng mạnh cho con, thậm chí hơn cả việc bị ngã đau.

  • Đừng đi theo để đỡ ngay khi con ngã hoặc khi con chưa kịp ngã. Đây là cơ hội để con học cách phân biệt được việc con có thể và không thể làm, giới hạn của con và môi trường, phát triển 1 thái độ tích cực lại với những rủi ro của cuộc sống sau này mà con phải đối mặt.

  • Đừng la lớn, hốt hoảng, chạy liền lại chỗ con ngã, thay vào đó, hãy chuẩn bị một môi trường an toàn cho con chơi.

Khi con ngã, cố gắng xem xét tình hình, nếu con ko bị gì nghiêm trọng, cố gắng hít thở sâu để phản ứng bình tĩnh từ nét mặt đến hành động của chính mình, nếu không mình không thể biết được phản ứng thực sự của con lúc con bị ngã. Vì với phản xạ gương, con sẽ thấm hút và phản ứng lại với sự sợ hãi của bố mẹ. Nhiều lần như thế con thậm chí còn hiểu nhầm thông điệp ở đây là ngã là 1 việc kinh khủng, phải có người giúp đỡ, ko tự mình làm được.

Thường khi ngã nhẹ, mình dừng lại 1 chút thì sẽ thấy con tự đứng lên và làm tiếp việc đang muốn làm.

Còn nếu con ngã đau khóc, thì mình lại nói chuyện bình tĩnh với con, hỏi thăm, an ủi con. Thay vì nói "không sao đâu", bỏ qua đi cảm xúc của con, hãy hỏi thăm con "Con đau lắm hà? Con đau chỗ nào?"- ghi nhận cảm xúc của con giúp con dễ bình tĩnh hơn.

CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC:

Âm nhạc:

Cho con nghe nhạc, cảm nhận được nhịp điệu rất tốt cho sự phát triển ngôn ngữ của con. Cho con được nhún nhảy theo điệu nhac, hoặc ôm con nhún nhảy theo nhạc lúc bé cũng rất tốt ^^

Cho con khám phá các nhạc cụ của bố.

Hoạt động ngoài trời:

Được nhìn thấy cây cối, hoa lá lúc nào cũng tốt cho con. Ngay khi sẵn sàng, có thể điệu con ra ngoài trời đi dạo, về quê cho con được nhìn thấy thiên nhiên.

Khi con bắt đầu tập đi, để con được đi trên nhiều mặt phẳng khác nhau sẽ tốt cho con.

Tuy nhiên, cần lưu ý thời tiết vì dưới 12 tháng, da con vẫn còn nhạy cảm.

Con từ 12 tháng trở lên:

Sinh nhật đầu tiên, con đã có thể nói được những từ đầu tiên, những từ ngắn như "bố" "mẹ" "nước" "sữa",...

Sự tích lũy cả năm qua, cùng những hoạt động hằng ngày con được làm như đọc sách, làm bếp, dọn dẹp, soạn rau củ với mẹ,...đều là cách con làm giàu vốn từ vựng của mình. Con có khả năng thấm hút ngôn ngữ 1 cách kì diệu ở độ tuổi này!

Tiếp tục nói chuyện, hát và đọc sách cùng con! Cuối xuống ngang tầm để lắng nghe con!

Nguồn tài liệu:

Em bé Montessori -- chapter 3 -- From conception to the first 6 weeks

  1. You are your child's first teacher -- chapter 4 -- Helping your

    baby's development

  2. Cẩm nang chăm sóc bé sơ sinh

  3. Kỉ luật tích cực trong thực hành làm cha mẹ hằng ngày -- trang 43

  4. Đọc vị mọi vấn đề của trẻ

Tài liệu tham khảo:

LƯU Ý VỀ ĐỌC CÙNG CON

  1. Từ trong bụng mẹ: mẹ đọc gì cũng được, chỉ cần truyền cảm để con

    nghe giọng mẹ hay hay là được ^^

Sơ sinh -- 6 tháng: thời điểm này vẫn ko quan trọng câu chuyện mà là thái độ, sự kết nối của bố mẹ với em khi đọc.

Thử chỉ vào và gọi tên hình ảnh. Ở độ tuổi này, bé thường thích nhìn những bức tranh có hình dạng đen trắng, khuôn mặt và con người thật cũng như các đồ vật thật. Từ từ giới thiệu con với những sách có nhiều màu sắc hơn (sau 1 tháng)

6 tháng -- 1 tuổi: câu chuyện ngắn, đơn giản, sử dụng sách có hình minh họa đầy màu sắc

Con có thể thích gặm sách => ưu tiên sách bồi cứng và sách vải

1 tuổi -- 2 tuổi: những cuốn sách có vần điệu và cụm từ lặp đi lặp lại có thể khiến bé thích thú.

Con thích đọc lại những cuốn sách tương tự. Thử hỏi bé tìm những bức tranh trong cuốn sách, chẳng hạn như "Chú thỏ con ở đâu nhỉ?" và "Con có thể chỉ vào quả bóng màu đỏ không?"

2 tuổi -- 3 tuổi: những câu chuyện ngắn gọn và đơn giản. Trẻ em ở độ tuổi này sẽ bắt đầu theo dõi cốt truyện trong một câu chuyện đơn giản

Thu hút trẻ tương tác với sách bằng cách:

  • Để sách trên kệ thấp nơi trẻ có thể với tới

  • Khuyến khích trẻ giúp lật các trang của cuốn sách

  • Để trẻ điền từ còn thiếu trong câu chuyện mà trẻ biết

  • Cho phép trẻ làm gián đoạn câu chuyện để đặt câu hỏi hoặc chia sẻ suy nghĩ

  • Khuyến khích trẻ chỉ vào và gọi tên hình ảnh

  • Cùng trẻ nhìn vào hình ảnh và nói về các hình ảnh đó

LƯU Ý VỀ CÁC MỐC PHÁT TRIỂN NHẢY VỌT CỦA CON (Wonder weeks)

  1. (Nguồn: Nuôi con không phải cuộc chiến -- tham khảo cuốn The Wonder

    Weeks)



GÔN NGỮ CƠ THỂ CỦA CON (Sách nghệ thuật chăm con trang 124)



Vòng tròn tôn trọng con

  1. "Trẻ *sơ sinh và trẻ nhỏ biết suy nghĩ, quan sát và lý luận. Chúng

    cân nhắc các chứng cứ, đưa ra kết luận, trải nghiệm, giải quyết vấn đề và tìm kiếm sự thật. Tất nhiên, chúng không làm tất cả các hành động trên một cách có ý thức như các nhà khoa học vẫn thường làm. Và vấn đề mà những đứa trẻ giải quyết mỗi ngày liên quan đến con người, đồ vật và từ ngữ, chứ không phải giải thích những bí ẩn phức tạp về các ngôi sao hay các nguyên tử. Nhưng ngay cả những đứa trẻ bé nhất cũng hiểu biết rất nhiều về thế giới và chúng luôn cố gắng tìm hiểu về nó." -- Trích "các nhà khoa học trong cũi"*

Đừng bao giờ bước vào thế giới của trẻ mà không hỏi ý kiến của bé, không vì lý do gì và không giải thích bạn đang làm gì. Điều này nghe có vẻ lạ lùng và ngớ ngẩn, nhưng nên nhớ con bạn không chỉ là một đứa bé mà con là một con người.